Thật vinh dự
cho tôi được Hoa viên nghĩa trang Bình Dương mời tham dự buổi nói chuyện của
anh hùng đại tá tình báo Tư Cang, nguyên chính ủy Lữ đoàn 316, là thủ trưởng
của cố thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn trong mạng lưới tình báo VN.
Với tác phong
giản dị của bộ đội Cụ Hồ, anh Tư Cang nay đã 87 tuổi nhưng rất nhanh lẹ, thông
minh và sáng suốt. Anh kể từ lúc ấu thơ vô cùng khó khăn, học sinh giỏi tại
trường làng sau nhờ có 5 đồng bạc của Thầy dạy tặng cho để đi thi tuyển vào
trường Petrusky Sài gòn, Với tính khiêm tốn anh nói anh may mắn đậu xuất sắc
trong số 30 người đậu và sau nấy tốt nghiệp. Anh đã nhận ra người bạn chí thân
hồi còn học chung trường Petrusky là Lê Hữu Phước tức luật sư, nghệ sĩ ưu tú,
đạo diễn Lê Dân. Giữa hai anh cón có điểm chung nữa là hai bà vợ cũng đều xuất
thân từ trường nữ Gia Long áo tím ngày xưa tức là trường Nguyễn Thị Minh Khai
hiện nay. Rồi theo tiếng gọi non sông, anh lên đàng với tầm vông vạt nhọn ra trận,
sẵn giỏi vốn tiếng Pháp anh được phân công làm thông dịch và hoạt động tình
báo.
Anh hoạt động
trong ngành tình báo với lòng hăng say, bản lĩnh và gan dạ. Nhiều khi vào sanh
ra tử trong đường tơ kẻ tóc là chuyện thường tình. Cụ thể: Anh sử dụng giấy giả
để đi đường: “Giấy thiệt khi cuộn tròn không sao, còn giấy giả của mình thì bèo
nhèo, may mà có lẽ gặp người của mình nên thoát được”…Làm sao lầy bút tích khai
báo của tên trung tá Tám Hà ra hàng giặc để biết nó nói những gì có hại cho
cách mạng và hiệp định Paris đã ký nhưng liệu Mỹ có quay lại VN không ? Ngần ấy
thứ cũng đều do tình báo v.v…
Anh Tư kể
chuyện rất hấp dẫn, thoang thoáng chêm vào vài câu thơ hay hay, dí dỏm khiến
người nghe thêm phần hào hứng hấp dẩn.
Anh thích làm
thơ và mỗi khi đọc thơ, anh đứng lên dõng dạc đọc và giọng thánh thót như ca
ngợi những dòng thơ nhớ về người yêu… Rồi anh ngồi xuống kể chuyện về cô Thảo
trong đời hoạt động tình báo của mình: Ăn một mâm, làm việc cùng phòng nhưng rõ
ràng “nam nữ thụ thụ bất thân”. Thật đúng là phong cách, tình đồng chí của
người cách mạng.
Xúc động, tôi bèn sáng tác tại chỗ bài
thơ Đường luật
Ngợi
ca Anh Tư Cang
Tám bảy anh ơi! Tuổi đó rồi!
Nghe anh kể chuyện chạnh lòng tôi
Đường tơ kẻ tóc đều qua khỏi
Sợi chỉ chân răng cũng vượt thôi
Cứu nước không nề dù máu đổ
Thương nòi chẳng ngại dẫu đầu rơi
Anh hùng khí tiết luôn vang vọng
Tổ quốc ghi công mãi sáng ngời
Vĩnh
Xuyên kính bút