Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

HỌP MẶT Ngày Truyền Thống Petrus Ký, Trường Trung - Tiểu học Petrus Ký Bình Dương


Thân thế, sự nghiệp
                  của học giả Petrus Trương Vĩnh Ký                                                                                  
         
            Học giả Trương Vĩnh Ký qua đời đến nay đã tròn 114 năm (1898-2012). Nhưng cuộc đời và sự nghiệp của ông đã được nhiều thế hệ học giả xưa và nay quan tâm nghiên cứu trên nhiều khía cạnh..
            Phải chăng cái cốt lõi chính là những gì ông  đã cống hiến cho đất nước, cho dân tộc trên mọi lĩnh vực học thuật và sáng tác, góp phần đổi mới nền văn hóa Việt Nam từ Hán Nôm của thời trung cận đại sang một nền quốc học hiện đại. Do vậy tuy ông mất đi, nhưng âm hưởng của ông trên lĩnh vực văn hóa học thuật vẫn còn vang vọng mãi.
Thật vậy, Petrus Ký chính là người đã “khai đường mở lối, khai hóa cho dân ta.Đó là:
1) Dùng chữ Quốc Ngữ thay thế chữ Nôm và chữ Hán trong việc biên khảo, trước tác,
2) Viết câu văn xuôi thay lối văn biền ngẫu của các nhà nho,
3) Xây dựng nền học thuật mới tổng hợp văn hóa Á Đông và văn minh Tây phương thay thế nền học thuật cũ của nho gia,
4) Làm báo theo đúng ý nghĩa tờ báo của Tây Phương. Ông Tổ của nghề báo

 

I. Thân Thế :

                Học giả Petrus Ký 




Right Arrow Callout: Luùc nhoû cụ tên laø TMK
           



        Trương Vĩnh Ký sinh ngaøy 6 tháng 12 năm 1837 – 1 tháng 9 năm 1898 năm Đinh Dậu là năm Minh Maïng th17 tại ấp Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
         Lúc nhỏ có tên là Trương Chánh Ký. Sau đó, theo đạo Công giáo nên đổi chữ đệm  Minh thay là Vĩnh nên có tên  Trương Vĩnh Ký, hiệu Sĩ Tãi, tên thánh: Jean Baptiste Peùtrus Trương Vĩnh Ký viết tắt Pétrus Ký, tiếng Anh là Peter
        Ông  là con thứ ba của Lãnh binh Trương Chánh Thi. Mẹ là bà Nguyễn Thị Châu..
* Lên 5 tuổi Trương Vĩnh Ký được đi học chữ Hán, do thầy đồ tên là Học dạy tại Cái Mơn. Vốn tư chất thông minh xuất chúng nên ông học chữ Nho rất giỏi. Ông đọc, viết thông thạo hiểu rõ nghĩa lý những sách mà mình đã học. Đó là dấu ấn đầu đời với chú bé Trương Vĩnh Ký về đạo lý thánh hiền phương đông (Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt)
*  Năm ông 8 tuổi, thân phụ ông được triều đình cử đi sứ sang Cao Miên rồi mất ở bên ấy. Cố Tám khuyên mẹ ông cho ông cải đạo Công giáo. Ông học chữ quốc ngữ và có tên thánh như đã nói ở trên
2. Ông Tám mất, Linh mục Long thay và cho ông học chữ La tinh, ở nhà giảng vừa mới thành lập là nhà thờ Cái Nhum bây giờ (1846).   
* 11 tuổi 1848, Cố Long đưa Pétrus Ký sang học tại Chủng viện Pinhalu ở Phnom Penh, Cao Miên (Campuchia),nơi đây có nhiều người bản xứ nên ông lân la và học được các thứ tiếng Lào, Myanma, Tàu
* 13 tuổi 1851
       Năm 1851, trường này chọn 3 học sinh xuất sắc, trong số đó có Pétrus Ký, để cấp học bổng đi du học tại Chủng viện Dulama ở Pénang thuộc (Malaysia). Đây là một trường chuyên đào tạo các tu sĩ cho vùng Viễn Đông... .Ông  học tiếng Mã Lai, Ấn Độ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Thái Lan...

Năm 21 tuổi (1858),

       Trương Vĩnh Ký đang học đến năm thứ 6, và chỉ còn một năm nữa là tốt nghiệp để được thụ phong chức linh mục. Nhưng vào lúc giữa năm, ông phải vội vàng về nước vì được tin người mẹ hiền qua đời.
       Pétrus Ký trở về quê hương Cái Mơn giữa lúc Pháp đem quân vào chiếm Việt Nam, bắt đầu từ Đà Nẵng (ngày 1 tháng 9 năm 1858), rồi Sài Gòn (ngày 17 tháng 2 năm 1859), đến Gia Định, tiếp theo là việc mất ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ.. Vì thế, việc cấm đạo công giáo cũng diễn ra gay gắt hơn. Lúc ấy, Pétrus Ký phân vân rồi quyết định không trở lại chủng viện nữa.
II. Sự nghiệp:
- 20/02/1860: Khoâng ôû ñöôïc queâ nhaø laø Caùi Môn,
               Và để tránh bị bắt bớ, Trương Vĩnh Ký chạy lên Sài Gòn vào tá túc nhà vị giám mục người Pháp Lefèbre, và được ông này giới thiệu làm thông ngôn cho Jauréguiberry vào ngày 20 tháng 12 năm 1860.

            - Năm 1861: lập gia đình, thành hôn với một khuê môn đài các Vương Thị Thọ, con gái của hương chủ làng Nhơn Giang (Chợ Quán ngày nay) -

- Năm 1862 dạy tại trường thông ngôn và theo sứ thần Pháp ra Huế nghị hòa- ---- Năm 1863: làm thông ngôn cho sứ thần Phan Thanh Giản sang Pháp xin chuộc 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ  .Sang Pháp, Pétrus Ký cùng phái đoàn nhà Nguyễn được triều kiến Napoléon III, gặp nhiều nhân vật tên tuổi thuộc nhiều lãnh vực khác nhau (trong đó có Paul Bert). Ngoài ra, ông còn được sang thăm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý và được yết kiến Giáo hoàng tại La Mã.
- Năm 1865: xin thành lập tờ báo quốc ngữ đầu tiên là Gia Định báo
1868 : Làm chủ bút tờ "Gia Ðịnh Báo" và tờ "An Nam Chính trị và Xã hội"  
- Từ 1866 đến 1868: ông thay thế linh mục Croc làm hiệu trưởng Trường Thông ngôn Sài Gòn
- Năm 1869: làm thông ngôn cho sứ thần Tây Ban Nha ký thương ước. Ngày 1 tháng 1 năm 1871, Trường Sư phạm (École normale) được thành lập, Pétrus Ký được cử làm hiệu trưởng.

            -Ngày 1 tháng 4 năm 1871, Pétrus Ký được Pháp phong hạng nhất huyện (hàm), được cử làm thư ký Hội đồng châu thành Chợ Lớn.

- Năm 1873, Pétrus Ký được giao nhiệm vụ điều hành trường Tham biện Hậu Bổ (Collège des administrateurs stagiaires), dạy Việt và Hán văn và cũng bắt đầu viết sách.
            - 07/05/1883, ông được Hàn Lâm Viện Pháp phong hàm Viện sĩ (Officier d'Académie).

-Năm 1886, Paul Bert - nghị sĩ, hội viên Hàn lâm, bác học gia sinh vật học - được cử sang Đông Dương làm khâm sứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Paul Bert bèn mời Trương Vĩnh Ký ra Huế giúp việc.
             Tháng 06/1886: Vua Đồng Khánh phong chức Cơ mật viện tham tá, sung Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ

            - 11/11/1866: Người xưa từng nói, "Tấn vi quan, thối vi sư". Cụ cáo bệnh từ chức về lại Sài Gòn dạy học tại trường Hậu Bổ, trường Thông ngôn và viết sách 

            -Năm 1887, sau khi đi công tác ở Bangkok để giải quyết vấn đề giữa Thái Lan và Đông Dương, ông nghỉ hưu. , Pétrus Ký gần như thất nghiệp

            Năm 1888, trường Thông ngôn đóng cửa .Ông xuất bản tạp chí tư nhân Thông Loại Khóa Trình (Miscellanées) được 18 số (1888 - 1889).

            - Pétrus Ký qua đời vào ngày 1 tháng 9 năm 1898, hưởng thọ 61 tuổi
            Mộ phần và nhà ở khi xưa của ông (nay là nơi thờ phụng ông), hiện nằm nơi góc đường Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng thuộc Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Chức vụ, huân huy chương
            Không những Trương Vĩnh Ký là một nhà văn tiền phong của nền văn học chữ quốc ngữ mà ông còn là một học giả rất nổi tiếng. Trong quá trình hoạt động, ông đã được nhận các chức việc và huân huy chương:


    * Năm 1874, được phong giáo sư ngôn ngữ Á Đông, vì Pétrus Ký đã thông hiểu 26 sinh ngữ trên thế giới.

    * Trong cuộc bầu chọn “ Toàn Cầu Bác Học Danh Gia” vào năm 1874, Pétrus Ký đã được bình chọn đứng hàng thứ 17 trong 18 “ Thế giới Thập Bát Văn Hào”.

    * Vua Đồng Khánh ban cho ông chức Hàn Lâm viện Thị giảng học sĩ.

    * Vua Khải Định ban hàm Lễ Bộ Tham Tri.
    * Vua Bảo Đại ban hàm Lễ Bộ Thượng Thư.
Văn Nghiệp:

Ông viết nhiều sách tới 3 chữ số thời bấy giờ ít ai làm được như dịch thuật, khảo cứu và sáng tác, để lại 118 tác phẩm lớn nhỏ, góp phần vào việc phổ biến chữ Quốc Ngữ đối với dân tộc
Đó là:
·                     Truyện đời xưa
·                     Abrégé de grammaire annamite (Tóm lược ngữ pháp An Nam)
·                     Kim Vân Kiều (bản phiên âm ra chữ quốc ngữ đầu tiên)
·                     Tiểu giáo trình Địa lý Nam Kỳ
·                     Ký ức lịch sử Sài Gòn và vùng phụ cận
·                     Cours de langue annamite (Bài giảng ngôn ngữ An Nam)
·                     Voyage au Tonkin en 1876 (Chuyến đi ra Bắc Kỳ năm Ất Hợi, 1786)
·                     Guide de la conversation annamite (Hướng dẫn đàm thoại An Nam)
·                     Phép lịch sự An Nam (Les convenances et les civilités annamites)
·                     Lục súc tranh công
·                     Cours de la langue mandarine ou des caractères chinois (Bài giảng tiếng   quan thoại hay chữ Trung Quốc)
·                     Cours d'histoire annamite (Bài giảng lịch sử An Nam)
·                     Dư đồ thuyết lược (Précis de géographie)
·                     Đại Nam tam thập nhất tỉnh thành đồ
·                     Cours de littérature annamite (Bài giảng văn chương An Nam)
·                     Cours de géographie générale de l'Indochine (Bài giảng địa lý tổng quát     Đông Dương)
·                     Đại Nam tam thập nhứt tỉnh địa đồ
                        Grand Dictionnaire Annamite-Français (Đại tự điển An Nam-Pháp), v.v...

1875 : Xuất bản "Kim Vân Kiều truyện" của Nguyễn Du, "Sử Ký An Nam" 
1881 : Thu thập các bài viết, cho ra đời cuốn "Chuyến đi Bắc Kỳ" năm Ất Hợi 
1884 : Xuất bản "Việt - Pháp" từ điển 
1887 : Xuất bản "Việt - Pháp" từ điển lần 2
            Hiện còn nhiều trước tác của Trương Vĩnh Ký đã bị thất lạc, không còn đầy đủ hoặc nằm ở thư viện nước ngoài.

Về sách báo, biên soạn, trước tác của ông đủ mọi lãnh vực văn hóa và sự nghiệp của ông nói chung và sự nghiệp văn học nói riêng, ông đã thành công rực rỡ
                     Nhưng về mặt khác ông cũng gặp nhiều trắc trở trên con đường chính trị bất đắc dĩ này. Hay tin Pétrus Ký, một con người tài giỏi, sẽ ra làm việc với Pháp, một số quan lại nhà Nguyễn đâm ra nghi kỵ ông. Nhưng sau nhiều toan tính, ông nghĩ rằng phải làm việc để giúp đỡ đồng bào, nhất là lúc ấy, Pháp và Nam triều chưa hiểu nhau, chưa thành thật với nhau. Pétrus Ký đã mượn câu cách ngôn Latinh "Ở với họ mà không theo họ" ("Sic vos non vobis"), Mặc dù làm việc cho thực dân Pháp, nhưng khi sưu tầm và chú thích bản Gia Định thất thủ vịnh, Trương Vĩnh Ký vẫn gọi họ là “giặc”.
Ngày 8 tháng 11 năm 1870, ông có lời di huấn:
            Và câu ghi trên cửa nhà mồ bằng tiếng Latinh: "Miseremini Mei Satem Vos Amici Mei" (Xin hãy thương hại tôi, ít ra là những bạn hữu của tôi).
Bình luận
            1. Nhà văn Sơn Nam:
            Ông Trương Vĩnh Ký người ở miền Nam không bao giờ khinh rẻ ông. Ông không gia nhập Pháp tịch; Đêm ngày lo đặt sách này dịch sách kia cho kẻ hậu sinh dễ học. Thiệt là quan thầy của cả nước và Nam Kỳ...
            Ông Trương vĩnh Ký còn chú ý đến độc giả bình dân, lời văn theo lời ăn tiếng nói thông dụng lúc bây giờ. "Chuyện đời xưa" của ông hãy còn được nhắc nhở[14].
            2. Giáo sư Thanh Lãng:
            Nhờ ông Trương Vĩnh Ký câu văn Việt được giải phóng khỏi những xiềng xích chữ Hán. Chủ trương của ông chính là “cách nói tiếng An Nam ròng” và viết “trơn tuột như lời nói”.
                        3. Nhà nghiên cứu Lê Thanh:
Ông suốt đời được giữ bộ quần áo Việt Nam và suốt đời là một người Việt Nam thuần túy
            4. Nhà nghiên cứu Huỳnh Minh: Nếu cụ Võ Trường Toản là "Hậu tổ" của Nho học ở đất Gia Định thì cụ Trương Vĩnh Ký là bậc tiền hiền của chữ quốc ngữ trong toàn cõi đất Việt.
                        5. Học giả Nguyễn Văn Tố tóm tắt sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký gọn trong 3 tiếng Bác học, Tâm thuật, Khiêm tốn            
            6. Học giả Vương Hồng Sển:
            Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của là hai ông minh triết bảo thân, gần bùn mà chẳng nhuốm mùi bùn, không ham "đục nước béo cò" như ai, chỉ say đạo lý và học hỏi, sống đất Tào mà lòng giữ Hán, thác không tiếng nhơ, thấy đó mà mừng thầm cho nước nhà những cơn ba đào sóng gió còn hiếm người xứng danh học trò cửa Khổng.
III. Lời kết:
Tóm lại như trên đã nói:
- Thế giới vinh danh ông: thứ 17 trong 18 (thập bát) văn hào thế giới thế kỷ thứ 19.
- Ông là nhà giáo dục học, ngôn ngữ học, nhà khảo cứu văn hóa tiêu biểu bậc nhất VN.
- Số đầu sách gồm 3 chữ số: 118 tác phẩm văn học: lịch sử, địa lý, từ điển, dịch thuật.
- Ông là ông tổ chữ quốc ngữ và tổ nghề báo. Ông được ghi tên vào bách khoa Từ điển Larousse và Giáo sư Viện sĩ Pháp. Thông thạo trên 20 ngoại ngữ..
            Qua thân thế, sự nghiêp Cụ Petrus Ký, cùng các nhận định của các nhà phê bình, các học giả ở trên, cho ta thấy Cụ là tấm gương của lòng yêu nước thương dân, muốn đem tinh hoa của xứ người để khai hóa và giúp đỡ dân tộc mình. và tính cách của cụ - một con người đi khai hóa nhưng không bị đồng hóa, "ông nói viết tiếng Tây nhưng lúc nào ông cũng áo dài khăn đóng, chỉn chu của một người Việt Nam lúc bấy giờ". Có thể nói ông là một tấm gương tiêu biểu cho thời đại mở của, đổi mới ngày nay .
            Vậy chúng ta và thế hệ sau này phải làm gì để tưởng nhớ và vinh danh ông - một nhà bác học, nhà thông thái lỗi lạc.
            Trước đây để tưởng nhớ ông, người ta đúc tượng ông, một người nho nhã mặc quốc phục, đầu bịt khăn đống, tay cầm quyển sách, tượng đặt gần dinh Thống Nhất bây giờ.
            Tại Sàigòn, trước đây, Bộ Giáo Dục dành một trường Trung Học Lớn mang tên ông, Trường Trương Vĩnh Ký nằm cạnh Trường Đại Học Khoa Học Sàigòn.
            Ngày nay, tại quê hương ông ngoài nhà và bia tưởng niệm ông,
            Năm 2009, trường trung học Chợ Lách, Bến Tre  được đổi lại tên THPT Petrus Trương Vĩnh Ký.
            Hơn thế nữa trong Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 37 có bài dạy về nhà thông thái Petrus Ký.
            Và tại mảnh đất Bình Dương này, để tưởng nhớ và tôn vinh ông : Một ngôi trường mang tên ông - trường Trung tiểu học Petrus Ký Bình Dương đã được thành lập cách nay khá lâu.  Là học sinh Petrus Ký, mong các em noi gương Người : Học tập chuyên cần - Hết lòng cống hiến, và luôn xứng đáng là học trò của ngôi trường mang tên một danh nhân thế giới. 
                                                                                  Người viết :
Thầy Trần Văn Sùng
Cựu giáo chức
08/12/2012


CA NGỢI NHÀ BÁC HỌC
                     TRƯƠNG VĨNH KÝ

Cách đây hai thế kỷ
Ở xứ cù lao Minh
Hiền tài Trương Vĩnh Ký
 Làm rạng danh nước mình
Thông minh từ thuở nhỏ
Học hành rất siêng năng
Vượt qua nhiều khốn khó
Gian lao quyết đạp bằng
Biết hăm sáu ngoại ngữ
Tác phẩm viết hơn trăm
Một trong mười tám vị
Bác học lừng tiếng tăm
Năm châu cúi đầu chào
Bốn biển nghiêng mình kính
Thế kỷ thứ mười chín
Việt Nam quá tự hào
Xin đội ơn công đức
Người cha Trương Chánh Thi
Xin đội ơn dưỡng dục
Người mẹ Nguyễn Thị Châu
Sanh tặng đời hồng phúc
Ngôi sao sáng diệu kỳ
Vinh danh Pétrus Ký
Ai con Rồng cháu Tiên
Cùng thắp hương tưởng niệm
Cùng chung lòng tâm nguyện
Đi theo bước thánh hiền
Rạng rỡ giống Rồng Tiên
             
               An Điền ngày 6/12/2012
                         Nguyễn Thị Hương
                                   CLB thơ Bến Cát     






















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét